Trà Thiên Sơn
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn Trà Thiên Sơn
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem nội dung của diễn đàn.
Trà Thiên Sơn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Like/Tweet/+1
Latest topics
» Ngày mở cửa trở lại - Trà Thiên Sơn 65 Trung Liệt - 20/10/2012
by Xman Thu Oct 25, 2012 7:40 am

» Thông báo: sửa chữa quán trà Thiên Sơn 1 - 65 - 67 Trung Liệt
by Xman Sat Oct 06, 2012 9:30 pm

» Thưởng trà
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:37 pm

» Cập nhật hoạt động CLB bóng đá năm 2012
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:35 pm

» Tình yêu và trà xanh
by nhieutoc Sun Apr 08, 2012 3:40 pm

» cách đặt chỗ
by Xman Thu Mar 22, 2012 8:34 pm

» Tinh tế cách thưởng trà người Hà Nội xưa.
by quyenquang65 Fri Oct 21, 2011 9:54 pm

» Bài Thơ Đôi dép tặng em...
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:53 pm

» Trà Thiên Sơn với Diễn đàn dành cho Bạn yêu trà
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:50 pm

Keywords

Top posters
vhgiabao (137)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
Xman (96)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
cute baby fat (93)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
lien912 (69)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
Vietph (26)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
miucodon (25)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
linh.pro (25)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
hoanglv (24)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
h2nk50b (20)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 
Hoa Thiên Vũ (14)
Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_lcapCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Voting_barCác nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo) Vote_rcap 

Latest topics
» Ngày mở cửa trở lại - Trà Thiên Sơn 65 Trung Liệt - 20/10/2012
by Xman Thu Oct 25, 2012 7:40 am

» Thông báo: sửa chữa quán trà Thiên Sơn 1 - 65 - 67 Trung Liệt
by Xman Sat Oct 06, 2012 9:30 pm

» Thưởng trà
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:37 pm

» Cập nhật hoạt động CLB bóng đá năm 2012
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:35 pm

» Tình yêu và trà xanh
by nhieutoc Sun Apr 08, 2012 3:40 pm

» cách đặt chỗ
by Xman Thu Mar 22, 2012 8:34 pm

» Tinh tế cách thưởng trà người Hà Nội xưa.
by quyenquang65 Fri Oct 21, 2011 9:54 pm

» Bài Thơ Đôi dép tặng em...
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:53 pm

» Trà Thiên Sơn với Diễn đàn dành cho Bạn yêu trà
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:50 pm

Liên hệ trực tuyến
Mr.Việt
Mobile: 0979.638.679
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Thông báo: sửa chữa quán trà Thiên Sơn 1 - 65 - 67 Trung Liệt

Sat May 12, 2012 10:41 am by Xman

Để phục vụ khách hàng tốt hơn, sau 4 năm hoạt động, quán trà Thiên Sơn 1 tại 65-67 Trung Liệt tạm dừng để sửa chữa, nâng cấp, và sẽ mở cửa trở lại vào ngày 19/10/2012.
Quán trà Thiên Sơn 2 tại 88 Thanh Nhàn vẫn mở cửa bình thưởng, rất hân hạnh được đón tiếp quý khách.
.....
Trân trọng thông báo với quý khách
Trà Thiên Sơn.

Comments: 2

Về nâng cấp web thiensongroup.com.vn

Sat Feb 26, 2011 2:35 pm by Xman

Trà Thiên Sơn đang tiến hành nâng cấp website thiensongroup.com.vn. Rất mong quý khách và các thành viên thông cảm và chờ đợi. Thời gian sớm nhất trang web sẽ hoàn thành ấn tượng hơn.

Comments: 0

CHÚC MỪNG NGÀY 20/10

Tue Oct 19, 2010 10:48 am by linh.pro

Nhân dịp ngày 20/10 nhà hàng trà Thiên Sơn gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các bạn nữ trong tập thể nhà hàng.Chúc các chị em của chúng ta một sức khỏe dồi dào,luôn vui vẻ,ngày càng xinh hơn và ai đã có nửa kia thì "liên tục phát triển", chăm sóc, giữ gìn, ai chưa có thì trong thời gian tới sẽ …

Comments: 1

Passion HCS - Tư Vấn Set Up & Quản Lý Nhà Hàng Theo Tiêu Chuẩn VTOS

Thu Sep 09, 2010 4:12 pm by barsplash

Kính Chào Quý Khách,

Passion HCS được thành lập theo GPKD số: 0309801911 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp, là một Công Ty chuyên tư vấn quản lý và đầu tư, giúp chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp hiếu khách gặt hái được chiến lược hoàn hảo để thành công trong ngành công nghiệp hiếu khách sôi …


Comments: 1

Thành lập FORUM Trà Thiên Sơn

Sun Jun 27, 2010 8:25 pm by Admin

Thưởng thức trà là một tập quán tại Việt Nam. Và cũng có không ít người đã tìm đến những quán trà đạo, hàn huyên, đàm đạo với nhau qua chén trà cùng với những người có cùng sở thích.
Có thể nói số lượng người biết và yêu thích trà đạo tại Việt Nam chiếm số lượng không nhỏ. Cộng …


Comments: 3

Quảng cáo
----------------------------------------Lắp đặt mạng VNPT ----------------------------------------Nhà trọ Việt

Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo)

Go down

Title 3 Các nền văn hóa trà nổi tiếng(phần tiếp theo)

Bài gửi by Lục trà Fri Jul 23, 2010 10:47 am

[You must be registered and logged in to see this link.]

Trong các buổi học Trà nô sơ cấp và cả trong những buổi triển lãm tại NVH.TN, Clb hay nhắc đến các Trà nô vĩ đại trên Thế giới, trong đó có cái tên Lục Vũ. Chắc chắn rằng trong các buổi học và những buổi triển lãm, các anh chị trong Clb không thể nói hết cho các bạn về các nhân vật này được, cho nên hôm nay mình post bài viết đầu tiên về các Trà nô vĩ đại, về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của họ và cả những đóng góp của họ cho Trà để các bạn cùng tham khảo. Nhân vật đầu tiên sẽ là Lục Vũ- người được mệnh danh là "Trà thần" của Trung Quốc.
Những tài liệu này mình tham khảo trên Internet, các bạn cứ cho ý kiến nhé.



LỤC VŨ
(Sinh và mất năm không rõ)


"Từ khi Lục Vũ sinh ra, nhân gian mới biết cách tôn trọng trà". Trong nền văn hoá trà đầy hương thơm gió mát, Lục Vũ là nhân vật nổi tiếng nhất, ông là tông sư sáng lập môn nghiên cứu trà học, trứ thuật Trà Kinh của ông vang danh thiên hạ, nó hình thành và truyền bá văn hoá trà, có tác dụng rất quan trọng. Từ đời Đường trở về sau, các hàng quán bán trà khắp đất nước Trung Quốc đều thờ phụng ông, tôn ông là "Trà thần", "Trà thánh", "Trà tiên".
Tiểu sử
Lục Vũ tên tự là Hồng Tiệm, hiệu Cánh Lăng tử, người đất Cánh Lăng, Phục Châu (nay là huyện Thiên Môn, Hồ Bắc). Ông sống vào trùng diệp đời Đường nhưng không biết rõ năm sinh năm mất cụ thể. Có lẽ đại ước là sống vào khoảng Huyền tông Khai Nguyên thứ 21 đến Đức tông Trinh Nguyên thứ 20 (từ năm 733 đến năm 804). Thân thế ông trôi nổi khảm kha. Thuở nhỏ, ông đuợc nuôi trong đền chùa, đọc sách học hành, lớn lên nuôi mộng nghệ sĩ phiêu bạt bốn phương. Vài năm sau, nhờ được sự hâm mộ của Hà Nam Thái thú Lý Tề Vật, ông được ban tặng nhiều sách thi thư và được giới thiệu đến làm mạc khách cho Cảnh Lăng tư mã Thôi Quốc Phụ, được Thôi Quốc Phụ chỉ giáo, huấn luyện thêm. Sau nhiều năm khắc khổ công phu, lại được danh sư chỉ điểm, học vấn Lục Vũ nhờ đó tiến bộ nhiều, trở thành người đọc rộng hiểu xa. Văn chương mỹ lệ và giao du rộng rãi với các tài tử nên cũng có chút tiếng tăm đương thời, sách Toàn Đường thi cũng có chép thơ do ông sáng tác.

Lục Vũ và "Trà Kinh"
Lục Vũ sống vào đời đại thịnh Đường, đúng vào thời kì nghề trà ở Trung Quốc phát triển mạnh. Đương thời, vùng duới sông Giang Hoài trở về phương nam, cây trà được trồng rộng rãi, lá trà được đề cao, phẩm loại tăng rất nhiều. Dùng trà để uống, từ Giang Nam truyền lên phương bắc ngày càng thịnh hành. Theo sách "Phong thị kiến văn ký" của Phong Diễn đời Đường chép thì thời Khai Nguyên (niên hiệu của Huyền Tông), núi Thái Sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền. Học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền, sau này dân gian "bắt chước theo thành phong tục". Cuộc sống Thiền tăng là nhàn nhã mà u viễn, họ nấu trà và uống trà mỗi lúc một tân kỳ mới lạ, đi tìm ý thú thanh nhã cao viễn. Đạo Thiền có tập tục uống trà ,dần dần cách uống trà thô thiển bị bãi bỏ và cách uống trà thanh nhã được đề cao. Triều Đường rất trọng Thiền tông, vì vậy cách uống trà gây ảnh hưởng đến các văn nhân sĩ đại phu. Lục Vũ sống từ nhỏ trong chùa lại càng bị ảnh hưởng trong bối cảnh ấy, nên ông đã viết cuốn "Trà Kinh".

_ Theo sử sách ghi chép, Lục Vũ 22 tuổi mới bắt đầu xuất du, đi qua các đất Ba Sơn, Giáp Châu lên tới Nghĩa Dương quận miền Bắc (nay là suốt dọc vùng Tín Dương, Hà Nam). Năm 24 tuổi, ông xuất du lần thứ hai đến hạ lưu sông Trường Giang và các đất lưu vực sông Hoài. Trong vòng vài năm, dấu chân ông ghi lại khắp các vùng Sơn Nam, Hoài Nam, Kiếm Nam và 23 châu nổi tiếng về sản xuất Trà ở Chiết Đông. Ông tiến hành nghiên cứu thực địa, khảo sát đủ mọi mặt trồng trọt, bảo duỡng, hái lá trà, nghệ thuật sao chế và thông hiểu các tập quán thích trà, uống trà ở khắp nơi. Ông sưu tập đuợc rất nhiều tư liệu về trà, chuẩn bị đầy đủ cho trứ tác của mình. Lục Vũ có người bạn là thi nhân nổi tiếng Hoàng Phủ Tăng có bài thơ "Tống Lục Hồng Tiệm sơn nhân thái trà" như sau:


Thiên phong đãi bô khách
Xuân minh phục tùng sinh
Thái trích hoà thám xứ
Yên hà tiển độc hành
U kỳ sơn tự viễn
Dã phạn thạch tuyền thanh
Tịch mịch nhiên đăng dạ
Tương tư nhất khánh thanh

(Núi cao chờ khách lạ
Trà xuân non nảy chồi
Hái lá và thăm thú
Mây mù một mình thôi
Chùa núi xa thăm thẳm
Cơm vắt nước suối xuôi
Tịch mịch đèn khuya thắp
Nhớ tiếng chuông xa vời


Bài thơ như tái hiện cảnh Lục Vũ trèo qua những ngọn núi xa ăn gió nằm sương thăm cảnh núi trà.

Khoảng năm Thương Nguyên đầu tiên (năm 760), Lục Vũ 28 tuổi, du lịch đến Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Hồ Châu cũng là nơi nổi tiếng sản xuất Trà, ở đây có núi Cố Chử có loại tử duẫn trà "nước trong xanh thơm phức, mùi vị làm say người", là cống phẩm dâng hoàng đế. Có thơ khen loại trà này là:
"Phụng liễn tầm xuân bán túy hồi.
Tiên nga tiến thủy ngự liêm khai.
Mẫu đơn hoa tiếu kim điền động.
Truyền tấu Ngô Hưng tử duẫn lai"

(Xe loan tìm xuân nửa tỉnh về.
Tiên nga dâng rượu màn ngựa che.
Mẫu đơn cười để thoa vàng động.
Tử duẫn trà đem tới tận hè).
Mỗi năm, đến thời tiết hái trà, quan quận thủ phải đến hiện trường đôn đốc, kẻ làm sai dịch hái trà và sao chế đạt tới số vạn người. Lục Vũ ở lại quê hương của trà ấy, mắt thấy tai nghe, tích lũy nhiều hiểu biết liên quan về trà.

Lúc ở Hồ Châu, Lục Vũ kết giao với cao sĩ danh tăng Nhan Chân Khanh, Lý Dã, Mạnh Giao, Trương Chí Hoà, Lưu Trường Khanh, Linh Triệt, Hạo Nhiên. Họ làm thơ xuớng hoạ, thường lai vãng với nhau. Những người ấy đều là cao thủ về thẩm định trà, trong đó Hạo Nhiên hoà thượng nổi tiếng "thi tăng" rất am hiểu trà đạo, là một nhân vật quan trọng đã hướng dẫn các văn nhân



10 chương Trà Kinh và 9 chữ trong cách uống trà Trung Quốc



By [You must be registered and logged in to see this link.]. Wednesday, 5. December 2007, 03:21:57

[You must be registered and logged in to see this link.]
Một trang sách Trà Kinh


Khi đọc bài "[You must be registered and logged in to see this link.]" của Jerry Love. Thầy muốn góp tài liệu về cuốn Trà Kinh của Lục Vũ với Jerry Love. Nhưng khi comment thì nó dài quá, nên thầy viết riêng một bài mới tại đây.
Tài liệu này Thầy nói tóm lược 10 chương của cuốn sách và cách uống trà 9 chữ cổ điển Trung Quốc thời Lục Vũ - Nhà Đường.


Thân thế và sự nghiệp Lục Vũ
Lục Vũ (728-804) tự Lục hồng Tiệm, một danh y thời Nhà Đường, là người huyện Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc. Thời niên thiếu ông ở trong một nhà chùa Phật giáo. Dưới thời trị vì của Hoàng đế Lý Long Chi, còn gọi là Đường minh Hoàng (712-755), tỉnh Long Trưởng, nơi mà Lục Vũ sinh ra, đã phát hiện tài năng của ông và giúp ông được vào trường học. Ông là người thực sự có tài, học hành chăm chỉ và được xã hội biết tiếng rất nhanh, nên được bổ nhiệm dạy học Hoàng Thái tử. Sau lại được tiến cử vào làm việc cho Thượng thư Bộ Lễ, nhưng ông không nhận.

Lục Vũ từ chối con đường làm quan, ham học tập, nghiên cứu và giao dịch với giới trí thức, văn nhân. Ông rất yêu thích cây chè, nghiên cứu thực tiễn cây chè một cách bền bỉ không mệt mỏi, nên rất thành thạo về gieo trồng, chọn giống, chế biến và uống trà.

10 chương của Trà Kinh
Năm 760, Lục Vũ quen sống cuộc đời ẩn dật của một nhà văn hoá ở Thiệu khê, Hồ châu, tỉnh Chiết giang và đã biên soạn cuốn “ Trà kinh ”, đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về chè trên thế giới. Cuốn sách chia thành 10 mục :


1. Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây chè, ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến chất lượng chè, công dụng của chè đối với sinh lý con người.

2. Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng chè, hái chè, chế biến chè.

3. Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn phẩm cấp búp chè đối với các loại trà thành phẩm khác nhau, yêu cầu của chế biến trà.

4. Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha (nấu) chè, uống chè.

5. Ngũ chi chủ: bàn về pha (nấu) trà, nêu lên các tiêu chuẩn phẩm chất trà.

6. Lục chi ẩm: nói về uống trà, phưong pháp pha trà, gồm 9 thao tác trong ẩm trà hay còn gọi là Cửu đạo trà.

7. Thất chi sử: ghi chép các danh nhân yêu thích chè và các trà thoại về trà, lịch sử cây chè, đồng thời còn giới thiệu về công dụng chữa bệnh của chè.

8. Bát chi xuất: nói về các vùng chè, phân bố các vùng chè Đời Nhà Đường, bình luận về chất lượng trà của các vùng.

9. Cửu chi lược: nói về khả năng đơn giản hoá một số khâu trong chế biến trà, phân loại trà trong một số điều kiện đặc thù: tại các chùa ở những vùng sâu xa, trên núi cao.

10. Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà treo lên tường hay bầy biện trong nhà, để khỏi bị lãng quên.
Cuốn “ Trà kinh ” là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này. Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, nhân dân đã xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử chè Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông.

9 chữ trong cách pha và uống trà cổ điển của Trung Hoa thời Lục Vũ (Nhà Phân biệt trà Xanh và trà Ô Long Trung Quốc




By [You must be registered and logged in to see this link.]. Wednesday, 12. December 2007, 03:33:26

Phạm Đình Hổ chỉ nói chè tàu, nhưng bên tàu có rất nhiều loại trà xanh. Hiện nay chưa thấy tài liệu nào ở Việt Nam nói cụ thể về loại trà mà chúa Trịnh Sâm, và các nhà văn hào như Phạm Đình Hổ, Nguyễn Tuân uống có phải là ô long không ? Nhưng đều nói đến chén hạt mít, chén tống, chén quân, ấm Mạnh Thần, than Tô Châu … của người tàu.

Phân biệt được 2 loại trà này của Trung Quốc, sẽ giúp nhiều trong trên con đường tìm hiểu cách uống trà của người Việt ta.



Trà Xanh (lục Trà)
Phân loại trà xanh:


· Trà lục sao suốt, lại chia ra trà cúc (gun powder), cánh chè tròn như thuốc súng hay cúc áo; trà my (mee tea) cánh trà như lông my, hay là móc câu của trà thái ở Việt nam, chia nhỏ nữa thành đặc trân, chân my (chun mee), tú my (sow mee) của Trung Quốc

· Trà xanh sấy khô bằng hơi nóng.

· Trà xanh phơi nắng, sấy khô bằng phơi nắng

· Trà xanh hấp, dùng hơi nước (chè Nhật), hay hơi nước nóng (Liên Xô cũ), hay chần (nhúng vào nước sôi) để diệt men.

Trà lục danh trà gồm: Tây hồ Long tỉnh, Hoàng sơn Mao phong, Lư sơn Tuyết lộ, Quân sơn Ngân trâm, Đỗng đình hồ Bích Loa xuân, Lục an Qua phiến, Vũ hoa trà...

Công nghệ trà xanh không sử dụng men (enzim) để sản xuất trà xanh. Ngay từ giai đoạn chế biến đầu tiên, tiến hành diệt men có trong nguyên liệu, để các biến đổi hoá học không xẩy ra dưới tác dụng của men; còn sự chuyển hoá các chất vẫn phải thực hiện bằng 2 yếu tố nhiệt - ẩm, thì sản phẩm thu được sẽ là trà xanh.

Sơ đồ dây chuyền sản xuất trà xanh bao gồm các công đoạn: Nguyên liệu -> Diệt men -> Vò (tạo hình và làm dập tế bào) ->Làm khô-> Phân loại -> Bảo quản.

Như vậy, muốn có trà xanh chất lượng cao, phải diệt men triệt để và phải tăng cường chế biến nhiệt.

Cách pha trà có nguồn gốc [You must be registered and logged in to see this link.].

Trà Ô Long
Xuất xứ
Trà ô long trước kia vốn chỉ sản xuất ở Trung Quốc tại ba tỉnh Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông. Phân thành 4 loại: trà núi đá Vũ Di (Bắc Phúc Kiến), trà Thiết quan âm An Khê (Nam Phúc Kiến), trà ô long Đài Loan và Pao Chủng.

Sau 1986 vào thời kỳ kinh tế mở cửa ở Việt Nam, nhiều Công ty trà Đài Loan như Kinh Lộ, Vĩnh Húc, Hai Yin … đã vào miền nam và miền bắc để sản xuất trà ô long tại Lâm Đồng, Hà Tây và Mộc Châu … Một số công ty chè của Việt Nam như Cầu tre, Tâm Châu ở Lâm Đồng, Thái Bình ở Lạng sơn cũng đều sản xuất trà ô long.


Hoa Kiều vùng đông nam á rất thích loại trà ô long, họ có nhiều tiền nên trả giá rất cao hàng chục USD một kilo. Các công ty chè Việt Nam xuất khẩu trà ô long bán được 6 – 10 USD/kg cao hơn trà đen và trà xanh (lục) khác.
Một vài quán trà ở bắc nam đều có bán loại trà ô long đắt tiền này cho khách hang sành điệu giàu sang.


Chất lượng
Hương mùi hoa tươi rất thơm và bền, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh.

Nguyên liệu:
Nguyên liệu phải là búp chè của các giống chè Đài Loan như Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Thanh Tâm, Tứ Quý Xuân … có hương thơm đặc biệt. Búp chè hái xong bỏ vào túi để héo một thời gian, dù chưa chế biến đã dậy mùi thơm.

Công nghệ (theo Ngô Hữu Hợp và Vũ Hữu Hào)
Trà đỏ (ô long) có đặc điểm công nghệ là làm héo (phơi héo, tãi héo hay gia nhiệt) trước khi diệt men, và lên men và làm héo kết hợp liên tục với quá trình chế biến nhiệt tạo nên đặc trưng của trà ô long. Quy trình công nghệ gồm các công đoạn:

Làm héo -> Làm xanh -> Sao thanh -> Vò sấy -> Sơ chế -> Tinh chế -> Trà thành phẩm

Lá chè làm héo được 2 - 3 giờ, thì đưa đi lắc bằng thủ công (xoay sàng cho chè dập một phần) hoặc quay hương trong lồng tre, rồi đảo trộn rải đều lại hoặc cho chè héo sang sàng ở thùng quay kiểu lưới. Sau đó trả lại sàng héo, tiếp tục làm héo. Kết thúc quá trình làm héo và lên men kết hợp, tổng thời gian của quá trình này không ít hơn 12 giờ. Sau đó đưa chè đi diệt men.

Diệt men giống như trong sản xuất trà vàng.

Vò chè mục đích và yêu cầu giống như trong sản xuất trà vàng, nhưng không vò nóng. Vò chè quấn trrong vải – bó quả - cho thành viên chè tròn đặc biệt không có ở các loại trà xanh khác.

Từ sấy sơ bộ đến kết thúc giai đoạn ủ nóng cuối cùng, thực chất là quá trình chế biến nhiệt phối hợp với làm khô chè từng đợt. Nhờ quá trình này mà tăng cường mầu nước của trà, chuyển hoá vị trà và nhất là làm tăng hương thơm đặc trưng của trà ô long.

Cách pha uống trà ô long tại Trung Quốc rất cầu kỳ. Trong uống trà có ngụ ý đánh giá phẩm chất trà, đặc điểm là dùng nhiều trà, nước sôi ít, độ nóng cao, nước trà đặc. Thời gian pha ngắn, pha nhiều lần hương vị vẫn thơm ngon.

Trà cụ phải đồng bộ, xinh đẹp, lung linh, được gọi là tứ bảo:
Ngọc thư ôi, ấm dùng để đun nước sôi;
Bếp đun Triều Sán (Triều Châu, Quảng Đông), bằng đất sét;
Mạnh thần quán, ấm trà nhỏ đất sét tím (tử sa);
Nham thâm âu, chén trà nhỏ (hạt mít);

Để uống trà ô long: trước tiên dùng ấm ngọc thư ôi để đun nước sôi, sau khi nước sôi, dùng nước sôi tráng rửa ấm Mạnh thần quán và chén Nham thâm âu cho thật nóng. Sau đó bỏ trà ô long vào ấm, lượng trà chiếm khoảng 6-7 phần 10 ấm, rót ước sôi đầy ấm, dùng nắp gạt hết các bọt sủi bên trên rồi đậy lại, lại dùng nước sôi tưới lên nắp để giữ nhiệt độ cao cho nước trà trong ấm. Trước khi uống lại tráng chén hạt mít Nham thâm âu cho thật nóng. sau khi hãm trà chừng một phút, rót nước trà trong ấm vào chén, thường một ấm trà rót cho bốn chén hạt mít. Lần dầu rót nửa chén sau đó lần lượt rót tiếp cho đầy, bảo đảm độ đậm đà của các chén trà đều nhau.

Khi thưởng thức, trước tiên ngửi hương thơm trong chén, ngắm nhìn mầu sắc nước, rồi thong thả nhấp từng ngụm để hưởng thụ đầy đủ cái thú của uống trà ô long. Sau khi uông, hương lưu trong miệng, vị còn giữ mãi. Uống hết một chén, pha tiếp chén thứ hai, pha đến 3-4 lần hương vị vẫn còn.




Đường).
Tượng Lục Vũ tại Thiên Môn


Lục Vũ, người Trung Hoa thời Nhà Đường, đã tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành “ cửu đạo trà “, làm cơ sở cho cách uống trà ngày nay, bao gồm 9 chữ : phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.

· Phẩm : đánh giá phẩm chất trà bằng ngoại hình trà khô.

· Ôn : dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén pha trà, để tăng nhiệt độ nhằm chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu của trà.

· Đầu : bốc một lượng trà thích đáng vào trong ấm, không quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uông trà.

· Trúng : pha nước sôi ít một, không đổ đầy ngay cả ấm một lần.

· Mân : hãm nước sôi đậy nắp kín, 1 – 2’ để cho cánh trà nở ra.

· Phục : lại tiếp tục pha nước sôi đầy ấm, để chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu.

· Chân : rót nước trà trong ấm pha vào chén uống trà.

· Kính : dâng chén trà một cách kính cẩn mời khách uống.

· Ẩm : vừa uống vừa thưởng thức hương vị, vừa khen thơm ngon.
Lục trà
Lục trà
Tập uống trà
Tập uống trà

Điểm tín nhiệm : 100
Ngày tham Gia : 01/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết